Người thương binh nhân hậu
- Bộ Tài chính chưa trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Tum (ngụ KP.Tân Ba, P.Thái Hòa, TP.Tân Uyên, Bình Dương) và một số người dân khác có tên trong đơn theo phiếu chuyển (PC) 274/PC-TN ngày 3.7.2023.- Hà Nội: Tổng công ty Viễn thông Mobifone (01 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội) chưa trả lời đơn của ông Hồ Uyên Nhân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ Hoàng Gia Lâm (số 14, đường số 4, KP.4, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) theo PC 291/PC-TN ngày 25.7.2023.- TP.HCM: Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Công an TP.HCM chưa trả lời đơn của bà Phạm Thị Ngọc Loan (ngụ số 14, đường số 32, KP.3, P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức) theo PC 265/PC-TN ngày 3.7.2023; UBND Q.12 chưa trả lời đơn của ông Nguyễn Xuân Khảm (ngụ số 337, đường TX14, tổ 28, KP.7, P.Thạnh Xuân, Q.12) theo PC 267/PC-TN ngày 3.7.2023; Công ty TNHH DV XNK Phước Nguyên (89-91-93 Nguyễn Cơ Thạch, P.An Lợi Đông, TP.Thủ Đức, TP.HCM) chưa trả lời đơn của bà Vũ Châu Nguyệt Nga (ngụ số 94 Phan Đăng Lưu, P.5, Q.Phú Nhuận) và một số người dân khác có tên trong đơn theo PC 271/PC-TN ngày 3.7.2023.- Bà Rịa-Vũng Tàu: UBND TX.Phú Mỹ chưa trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Hằng (ngụ ấp Tân Trung, xã Châu Pha, TX.Phú Mỹ) theo PC 296/PC-TN ngày 25.7.2023; UBND TX.Phú Mỹ chưa trả lời đơn của bà Vũ Thị Thuấn (ngụ ấp Tân Trung, xã Châu Pha, TX.Phú Mỹ) theo PC 297/PC-TN ngày 25.7.2023.Đề nghị quý cơ quan nhận phiếu chuyển của Báo Thanh Niên nhanh chóng xem xét, giải quyết và thông báo kết quả để chúng tôi trả lời bạn đọc theo luật định.Những điểm nhấn ấn tượng tại Lễ hội Áo dài Việt Nam tại California
Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 5 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Ngày của mẹ 12.5: Khi mẹ đơn thân một mình nuôi con giữa vòng xoáy gạo tiền, tình thương
Ngày 9.1, UBND TP.Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc, sớm cho phép cảng Tiên Sa được tiếp nhận tàu khách ở 3 bến còn lại, nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch tàu biển.Theo UBND TP.Đà Nẵng, căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị, thời gian qua TP.Đà Nẵng đang nỗ lực mạnh mẽ để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tập trung phát triển du lịch tàu biển với việc chú trọng tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng cảng biển để phục vụ cho phát triển du lịch tàu biển, đồng thời tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách.Nhằm tiếp tục phát triển du lịch tàu biển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, UBND TP.Đà Nẵng đề xuất giải pháp chống ùn tắc tại cảng Tiên Sa.Năm 2023, cảng Tiên Sa đón 21 tàu khách với 33.543 hành khách, năm 2024 đón 46 lượt tàu khách với 73.475 hành khách (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2023).Năm 2025, cảng Tiên Sa dự kiến đón 77 lượt tàu với 121.373 hành khách (tăng 1,7 lần so với 2024), trong đó chỉ riêng quý 1 dự kiến đón 27 lượt tàu với hơn 41.000 lượt khách.Tuy nhiên, hiện nay cảng Tiên Sa chỉ được tiếp nhận tàu cỡ lớn ở 2/5 bến lớn (bến 3, 4), 3 bến còn lại chưa công bố công năng tiếp nhận tàu khách, gây hạn chế cho việc tiếp nhận số lượng tàu khách cũng như thời gian lưu cảng của tàu du lịch.Cụ thể, từ cuối tháng 12.2024 đến nay, các tàu container, tàu hàng tổng hợp, đặc biệt là tàu khách du lịch có lịch trình đến cảng Tiên Sa đã không thể cập cảng để làm hàng, tham quan, dẫn đến tàu phải chờ tại vịnh Đà Nẵng.Một số tàu bỏ tuyến không ghé Đà Nẵng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ách tắc dòng luân chuyển hàng hóa; ảnh hưởng lịch trình tàu khách, du khách không ghé Đà Nẵng...Công ty CP cảng Đà Nẵng đề xuất tạm thời cho các bến Tiên Sa 1, 2 và 5 được tiếp nhận tàu khách, để cầu cảng chuyên dụng phục vụ tàu container số 3, 4 được duy trì liên tục tiếp nhận tàu container nhằm giảm thời gian chờ đợi đối với các tàu container đang neo đậu tại vịnh Đà Nẵng.Do đó, UBND TP.Đà Nẵng kiến nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải xem xét, sớm cho chủ trương tạo điều kiện được cấp phép bổ sung công năng tiếp nhận tàu khách 3 bến cảng còn lại của cảng Tiên Sa để tăng hiệu quả khai thác, nâng cao năng lực tiếp nhận tàu khách, tăng thời gian cập tại cảng.
Tấm HCV SEA Games không còn là ám ảnh của thế hệ U.22, khi HLV Park Hang-seo đã giúp bóng đá trẻ VN phá giải lời nguyền vào năm 2019 với chức vô địch SEA Games 30. Sau đó 3 năm, U.22 VN bảo vệ thành công ngai vàng ở SEA Games 31 với thành tích 6 trận bất bại. Mạch trận không thua của các cầu thủ trẻ VN kéo dài 17 trận xuyên suốt 4 năm, chỉ dừng lại ở bán kết SEA Games 32 năm 2023, khi U.22 VN thua U.22 Indonesia.Nhìn chung, vị thế bóng đá trẻ VN đã khác rất nhiều. Ngôi á quân U.23 châu Á năm 2018, tấm vé dự U.20 World Cup 2017… là minh chứng cho sự vươn mình của một nền bóng đá. Liên tục những ngọc quý được tôi luyện trong giai đoạn 2013 đến nay, đã góp phần tạo nên thế hệ Thường Châu đầy tiềm năng, đưa đội tuyển VN bứt phá ở giai đoạn 2018 - 2022. Với bóng đá VN, năng lực của lứa U.22 dường như có vai trò báo hiệu tương lai. Có lứa trẻ chất lượng, đội tuyển VN có nền tảng để vươn lên, và ngược lại.Tuy nhiên, không thể đòi hỏi lứa U.22 VN nào cũng chất lượng. Thất bại ở SEA Games 32 là ví dụ, khi dàn cầu thủ trong tay HLV Philippe Troussier bị đánh giá là non kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Nhà cầm quân người Pháp đã nỗ lực "bồi bổ" cho học trò bằng các chuyến tập huấn, đấu giao hữu, cùng việc chỉnh sửa triệt để các lỗi về kỹ chiến thuật và tư duy chơi bóng. Dù vậy, U.22 VN không thể chuyển mình chỉ trong vài tháng, khi hầu hết cầu thủ trẻ đều thiếu sự dạn dày, va chạm để đối diện khó khăn.Đây là ngọn núi U.22 VN của HLV Kim Sang-sik phải vượt qua ở SEA Games 33. Vì xét cho cùng, lứa trẻ trong tay thầy Kim lúc này có rất nhiều sự tương đồng với thời HLV Troussier. Trong số 13 cầu thủ U.22 từng dự vòng chung kết U.23 châu Á 2024, chỉ có 3 cầu thủ gồm Nguyễn Thái Sơn (11 trận, 990 phút), Bùi Vĩ Hào (11 trận, 907 phút) và Khuất Văn Khang (10 trận, 703 phút) có trên 10 trận ra sân ở V-League. Phần còn lại chia thành 2 nhóm: dự bị ở V-League, hoặc đá chính ở giải hạng nhất. Cũng chỉ có Vĩ Hào là gương mặt U.22 duy nhất chen chân được vào đội hình chính ở đội tuyển VN trong tối thiểu 4 trận tại AFF Cup 2024.HLV Kim Sang-sik hiểu rõ gian truân ở U.22 VN sẽ lớn hơn đội tuyển quốc gia. Bởi thay vì tận dụng nền tảng con người kinh nghiệm mà người tiền nhiệm để lại, ông Kim phải tự mình tìm kiếm nhân tố mới. Ông chia sẻ với Thanh Niên: "Tôi sẽ chăm chỉ đến sân để phát hiện cầu thủ trẻ. Họ là tương lai bóng đá VN". Rất có thể tại SEA Games 33, ông Kim không bị buộc phải có HCV. Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) sẽ chốt sớm chỉ tiêu với HLV người Hàn Quốc, nhiều khả năng chỉ yêu cầu U.22 VN có mặt tại trận chung kết. Song ông Kim nhấn mạnh luôn muốn bước vào mọi giải đấu với mục tiêu chiến thắng và vô địch. Cựu chiến lược gia CLB Jeonbuk Hyundai Motors có tham vọng riêng và quãng thời gian còn lại (9 tháng) là đủ để ông chuẩn bị cho chuyến phiêu lưu khó khăn, nhưng cũng đầy thú vị.Theo bình luận viên Vũ Quang Huy, vô địch SEA Games không còn là chuyện phải có với U.22 VN, nhưng hãy cứ mạnh dạn đặt mục tiêu cao nhất bởi đây là kích thích để các cầu thủ trẻ cố gắng chuyển mình."Tại SEA Games 33, U.22 VN sẽ gặp nhiều đối thủ mạnh. U.22 Thái Lan rất tiềm năng, với nhiều gương mặt được ông Masatada Ishii bồi dưỡng ở đội tuyển quốc gia. U.22 Indonesia cũng lợi hại, khi nhiều cầu thủ trẻ đã lộ diện tại AFF Cup 2024, giúp đội tuyển Indonesia chỉ thua 0-1 trước VN ở vòng bảng. Ngoài ra, còn có Singapore, Malaysia hay Campuchia. Có người cho rằng U.22 VN hiện tại chưa đủ mạnh, còn thiếu kinh nghiệm, nhưng nên hiểu rằng bóng đá trẻ luôn biến động không ngừng và chúng ta có thể tận dụng sự khó lường ấy để tạo lợi thế cho mình.Tôi nhận thấy ở những năm có SEA Games, các cầu thủ trẻ VN nói riêng và bóng đá trẻ VN nói chung luôn rất tập trung, có định hướng và mục tiêu để vượt qua giới hạn rõ ràng. Tôi lạc quan với lứa trẻ của HLV Kim Sang-sik, do nhiều cầu thủ như Văn Cường, Quốc Việt, Văn Trường, Văn Khang… có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển VN và từng dự SEA Games 32. Hai năm trước, nòng cốt đá SEA Games của U.22 VN thực tế là lứa U.20. Họ đã có thêm thời gian mài giũa để năm nay trở lại mạnh mẽ hơn. Ngoài ra còn có những phát hiện như Đình Bắc, Nguyên Hoàng… Trong tay ông Kim Sang-sik là bản danh sách 50 cầu thủ trẻ tiềm năng, và ông sẽ thử nghiệm, rèn giũa học trò ở các đợt tập trung tới", ông Huy đánh giá.
Món thuần chay '5 phút' - giải pháp cho tín đồ ăn kiêng bận rộn
Cụ thể, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết hợp nhất Sở KH-CN với Sở TT-TT thành lập Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh; nghị quyết hợp nhất sở tài chính với Sở KH-ĐT thành lập Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh.Nghị quyết hợp nhất sở xây dựng với Sở GTVT thành Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh. Sở Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở, công sở, thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; đường bộ, đường thủy nội địa; vận tải; an toàn giao thông, quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.Đồng thời, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT.Theo các nghị quyết, UBND tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở KH-CN, sở tài chính, sở xây dựng, Sở TN-MT tỉnh Bắc Ninh để đi vào hoạt động từ ngày 1.3.HĐND tỉnh Bắc Ninh cũng ra nghị quyết kết thúc hoạt động Sở LĐ-TB-XH chuyển chức năng về sở nội vụ, sở nông nghiệp và môi trường; đồng thời tổ chức lại bộ máy sở y tế, sở giáo dục và đào tạo để tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bắc Ninh.